Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Đạo đức từ tâm

có nghĩa là phương cách dạy mỗi hành động không bao giờ đụng chạm và làm cho chúng sanh đau khổ. Đạo đức từ tâm còn có ý nghĩa là dạy luôn luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, luôn luôn nhìn và suy nghĩ không hề có một chút ác pháp nào.

Nếu còn một chút ác pháp nào trong cách nhìn và suy nghĩ thì chưa phải là Đạo Đức Từ Tâm. Khi áp dụng Đạo Đức Từ Tâm vào cuộc sống thì đạo đức từ tâm là đạo đức biết thương mình. Thương mình thì trước mọi hoàn cảnh xảy đến nghịch ý, trái lòng không nên giận hờn, buồn phiền.

Giận hờn, buồn phiền là làm cho mình khổ đau, là mình không thương mình, và như vậy mình thiếu đạo đức với mình. Người thiếu đạo đức với mình thì đừng mong có đạo đức với ai. Đứng trước mọi sự việc xảy ra nghịch ý, trái lòng mà không giận dữ, buồn phiền, đau khổ, thì đó là đã thực hiện được đạo đức không làm khổ mình.

Muốn được vậy thì hàng ngày phải thực hiện sống với lòng yêu thương mọi sự sống của muôn loài. Có yêu thương mọi sự sống của muôn loài thì mới dễ dàng tha thứ cho những người đã làm cho mình buồn phiền, tức giận, khổ đau, v.

... Đức từ tâm là một hành động biết thương mình. Thương mình thì không tham, sân, si, mạn, nghi. Do có từ tâm nên tham, sân, si, mạn, nghi không có. Như vậy, Đức từ tâm rất quan trọng cho sự sống của chúng ta hằng ngày.

Gợi ý